Thứ Bảy, 23/07/2022, 11:02
Đối với mụn viêm, bạn cần tiến hành điều trị ngay khi phát hiện để hạn chế tối đa việc mụn mủ phát triển nặng hơn. Vì vậy, cần tìm hiểu kỹ hơn về nguyên nhân gây ra mụn mủ mụn viêm, từ đó lựa chọn được cho mình phương pháp đẩy lùi mụn mủ an toàn, hiệu quả.
Vi khuẩn P.acnes là gì?
Propionibactecrium Acnes (P.acnes): là vi khuẩn thường gây ra mụn cho da.Vi khuẩn P.acnes sinh sống ở nang lông và lỗ chân lông. Đây là loại vi khuẩn kị khí, sẽ phát triển mạnh mẽ khi lỗ chân lông bị bít tắc, lượng oxy trong da thấp. Thức ăn chính của P.acnes chính là bã nhờn do đó việc da tăng tiết bã nhờn quá mạnh cũng giúp vi khuẩn này được “ăn no chóng lớn”.
Khi vi khuẩn P.ances hoạt động mạnh mẽ, các bạch cầu (white blood cells) sẽ phản ứng với P.ances để bảo vệ da, gây nên phản ứng viêm tạo ra các loại mụn viêm, mụn mủ. Đây là cơ chế tự nhiên của da khi có sự xâm nhập của vi khuẩn.
Mối nguy hại của vi khuẩn P.acnes
Mụn viêm rất để lại sẹo rỗ trên da. Quá trình viêm nhiễm gây ra bởi P.acnes lại tạo điều khiển cho các loại vi khuẩn thường trú trên da có điều kiện phát triển khiến quá trình viêm thêm trầm trọng.
Thường thì khi “chiến đấu” với vi khuẩn P.acnes, bạch cầu sẽ “gắng hết sức” để tiêu diệt chúng, xong càng cố tiêu diệt thì phản ứng viêm càng mạnh. Sau khi bạch cầu chết, vi khuẩn có thể không chết, trong trường hợp đó đôi khi nó thể thoát ra và tiếp tục sinh sôi nảy nở, bạn sẽ thấy hiện tượng mụn viêm lan rộng và nhanh là vì vậy.
Điều đó có thể khẳng định điều tiết được bã nhờn là chìa khóa cho việc điều trị mụn. Và cũng chính là câu trả lời cho việc làn da vào đến chu kì kinh nguyệt lại dễ nổi mụn, ở những ngày này Progesteron (là hormone thường có trong chu kì kinh nguyệt, hình thành phôi thai, và thời kì mang thai) quyết định sự thay đổi lớn về làn da của bạn, kích thích tuyến bã nhờn hoạt động mạnh, tiết nhiều dầu, từ đó lại “vỗ béo” vi khuẩn P.acnes.
Vi khuẩn P.ances là vi khuẩn gram dương, các vi khuẩn gram dương có thành tế bào dày giúp bảo vệ chúng khỏi môi trường, kháng sinh, từ đây hình thành nên khả năng kháng kháng sinh của chúng. Trên thực tế những trường hợp trứng cá kháng kháng sinh đầu tiên đã được ghi nhận năm 1979, và kể từ đó vi khuẩn Propionibacterium đã hình thành tính kháng với erythromycin, clindamycin và tetracycline.
Trong môi trường kị khí, vi khuẩn P.acnes lên men các axit béo và triglycerides, và giải phóng axit béo chuỗi ngắn và axit propionic là các sản phẩm phụ chuyển hóa (đó là lý do tại sao nó được gọi là Propionibacterium). Các nghiên cứu chỉ ra rằng việc phân hủy bã nhờn bởi P. acnes có thể tạo ra các sản phẩm phụ có hại, và đây có thể là một yếu tố góp phần vào mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng mụn trứng cá. Cũng có một số bằng chứng cho thấy sự hiện diện của vi khuẩn P. acnes có thể trực tiếp kích thích các tuyến bã nhờn để tạo thêm bã nhờn.
Cùng theo dõi Dr.Belter để tiếp tục khám phá những điều ít ai biết về làn da tại:
Website: www.drbelter.vn I www.drbelter.com.vn
Fanpage: www.facebook.com/drbelter.vn