Thứ Năm, 28/03/2019, 11:20
Để chăm sóc và làm đẹp làn da bạn cần rất nhiều bước và sản phẩm chăm sóc như tẩy trang, sữa rửa mặt, nước hoa hồng, kem chống nắng, chống nhăn, kem dưỡng, son môi, kem trang điểm,… Những sản phẩm này bình thường làm rất tốt vai trò của mình nhưng bỗng một ngày chúng thành nhân tố gây kích ứng cho làn da bạn. Bạn cần đến một giải pháp để ngăn chặn và giảm các dấu hiệu này một cách nhanh chóng?
Những dấu hiệu cho biết làn da bạn đang kích ứng với mỹ phẩm
Làn da bạn bỗng có những dấu hiệu bị ngứa, đỏ, viêm sưng, châm chích. Phân biệt về biểu hiện của làn da bị kích ứng hay dị ứng:
– Khi bị dị ứng da, các hiện tượng trên sẽ xuất hiện vùng da lớn có thể toàn bộ cơ thể hoặc nơi nhạy cảm như cổ, mặt trong của tay chân trên những khu vực mà tác nhân dị ứng không tiếp xúc tới. Trường hợp có thể gây hiện tượng khó thở, mạch rối loạn. Dị ứng da xảy ra khi hệ miễn dịch phản ứng lại một chất, thành phần có trong mỹ phẩm không tương thích, phù hợp với cơ thể. Trong khi đó những người khác vẫn sử dụng bình thường mà không gặp bất kỳ vấn đề gì.
– Còn kích ứng da hay còn gọi là viêm da tiếp xúc kích ứng lại không liên quan đến phản ứng của hệ miễn dịch. Mà nó gây viêm, tổn thương bề mặt da với tốc độ cao hơn cơ chế tự sửa chữa tự nhiên của da. Việc kích ứng có thể diễn ra ngay sau khi da tiếp xúc với chất kích ứng đặc biệt nghiêm trọng, hoặc xảy ra từ từ sau nhiều lần tiếp xúc. Kích ứng da chỉ xuất hiện ở vùng da có tiếp xúc với tác nhân gây hại, thường có diện tích nhỏ.
Nguyên nhân hàng đầu là do sử dụng các mỹ phẩm trôi nổi, không rõ nguồn gốc, thành phần hàng kém chất lượng dẫn đến những vấn đề về kích ứng, thậm chí là dị ứng trên làn da. Tuy nhiên, cũng có những khách hàng sử dụng mỹ phẩm đắt tiền, có thương hiệu trên thị trường vẫn bị dấu hiệu kích ứng xảy ra. Điều này phụ thuộc rất nhiều vào cơ địa mỗi người, môi trường làm việc, sinh sống, sự phản ứng của cơ thể với một thành phần nào đó. Một số thành phần mỹ phẩm sau gây kích ứng với làn da
– Tác nhân hàng đầu gây kích ứng trên da là do việc sử dụng hương thơm nhân tạo trong mỹ phẩm. Những nguy hiểm của chất tạo mùi nhân tạo/tổng hợp không chỉ là những triệu chứng ngắn hạn như dị ứng, rối loạn hô hấp, mà còn gây nhức đầu, chóng mặt, buồn nôn… thậm chí nguy hại đến sức khỏe.
– Chất bảo quản đóng vai trò ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn sinh sôi, gây hại và làm hỏng sản phẩm, tuy nhiên, những thành phần như paraben, quaternium-15, formaldhyde, isothiazolinone,… nếu sử dụng quá nhiều sẽ gây nên hiện tượng ngộ độc chất bảo quản.
– Retinol một thành phần quyền năng trong điều trị lão hóa, mụn, nếp nhăn có tác dụng ngăn ngừa tổn thương do ánh nắng mặt trời nhưng nếu với liều lượng vượt ngưỡng cho phép rất dễ dẫn đến kích ứng, viêm nhiễm nặng.
Ngoài nguyên nhân do dị ứng với các thành phần trong mỹ phẩm thì việc sử dụng sai, sử dụng quá nhiều mỹ phẩm cùng lúc khiến làn da không tải được hết các thành phần gây bít tắc lỗ chân lông và gây mụn. Tiếp đó là việc thay đổi quá nhiều mỹ phẩm trong thời gian ngắn hoặc dùng lẫn các mỹ phẩm với nhau như sữa rửa mặt của thương hiệu X, lotion của thương hiệu Y, kem dưỡng của thương hiệu Z. Các mỹ phẩm có thương hiệu về cơ bản được kiểm duyệt về độ kích ứng trên làn da, tuy nhiên chúng ta không thể biết các thành phần khác nhau trong mỗi thương hiệu có bị xung đột nhau hay không?
Tiếp theo là hạn sử dụng của mỹ phẩm, sản phẩm quá hạn sử dụng hoặc mở ra dùng quá lâu cũng là nguyên nhân gây kích ứng. Mỹ phẩm trên thị trường đều có ghi hạn sử dụng sau khi mở nắp và có công dụng tốt nhất trong khoảng 6 tháng tiếp theo.
Đối với làn da dễ kích ứng cần áp dụng chế độ chăm sóc đặc biệt nhằm giảm các phản ứng trên làn da. Thêm vào đó chế độ chăm sóc với những thành phần giúp kháng viêm và làm dịu là cần thiết cho làn da. Xem giải pháp từ Dr.Belter:
https://drbelter.com.vn/giai-phap-cho-lan-da-khi-bi-kich-ung.html