Thứ Năm, 07/07/2022, 10:40
Mụn là nỗi ám ảnh của rất nhiều người, đặc biệt là từ độ tuổi thanh thiếu niên. Có một số người chỉ nổi một vài mụn nhỏ rồi lại biến mất, trường hợp khác lại phát triển mụn dai dẳng gây ảnh hưởng không nhỏ đến thẩm mỹ, sinh hoạt hàng ngày
1. Biểu hiện của bệnh lý da về mụn.
Mụn là bệnh lý về da, nguyên nhân gây ra mụn đến từ hai yếu tố chính: nội tiết tố và nguyên nhân bên ngoài. Nổi mụn ở độ tuổi dậy thì, hoặc do làm việc căng thẳng, chế độ ăn uống ngủ nghỉ phản khoa học,… chính là những nguyên nhân đến từ nội tiết tố.
Nguyên nhân nổi mụn cũng là do không chăm sóc da mặt kĩ lưỡng, không chú ý chống nắng, không làm sạch da mặt để cho bụi bẩn tích tụ, hoặc do sử dụng mỹ phẩm không đảm bảo hay dị ứng thành phần,…đây là những nguyên nhân từ bên ngoài tác động lên vi khuẩn gây mụn sống trong nang lông.
Mụn trứng cá thông thường (mụn sần, mụn mủ, mụn đầu đen, mụn đầu trắng) là loại bệnh lý về da phổ biến nhất ở các nước phát triển. Bệnh thường gặp ở độ tuổi dậy thì, xuất hiện cùng lúc với sự thay đổi hormone trong cơ thể và có thể kéo dài đến độ tuổi trưởng thành. Khoảng 80 – 90% thanh niên bị ảnh hưởng bởi mụn trứng cá ở các mức độ khác nhau và có đến 20 – 30% trong số đó cần được hỗ trợ bởi các liệu pháp y học. Số lượng người trưởng thành bị mụn trứng cá cũng ngày càng gia tăng, đặc biệt là ở phụ nữ.
2. Cơ chế hình thành mụn
Mụn không viêm: Khi tuyến bã nhờn hoạt động mạnh, cộng với bụi bẩn và tế bào chết gây bít tắc lỗ chân lông.
Mụn viêm: Khi tuyến bã nhờn hoạt động mạnh, cộng với bụi bẩn và tế bào chết gây bít tắc lỗ chân lông. Trường hợp gặp vi khuẩn P.Acnes hoạt động mạnh, bạch cầu tự động sinh cơ chế tiêu diệt vi khuẩn, gây ra phản ứng viêm.
Từ 2 cơ chế hình thành mụn ở trên, có thể thấy rằng bất kể loại mụn nào cũng có xuất phát điểm từ việc tuyến bã nhờn hoạt động mạnh mẽ, tiết ra một lượng dầu dư thừa. Kết hợp với tế bào chết sản sinh hàng ngày và môi trường khói bụi tạo thành một nút thắt cổ chai ở lỗ chân lông khiến bã nhờn bên trong không thoát ra ngoài được và tạp chất bên ngoài thì cứ tích tụ. Từ đó sinh ra các loại mụn không viêm như: mụn đầu trắng, mụn đầu đen, mụn ẩn, mụn li ti,…
Khi lỗ chân lông quá bít tắc sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn kị khí P.acnes sinh sôi phát triển. P.acnes trú ngụ sẵn trên hệ vi khuẩn của da, chỉ chờ thời cơ để phát triển. Lúc này, da có cơ chế tự bảo vệ, khi thấy có vi khuẩn tấn công thì bạch cầu ở trong da sẽ “chạy” tới đó “đánh nhau” với vi khuẩn, phản ứng viêm chính là kết quả của cuộc chiến đó.
Và lẽ đương nhiên phản ứng viêm sẽ dẫn đến mụn viêm: mụn mủ, mụn bọc, mụn nang.
Mụn trứng cá thường xuất hiện ở da nhờn, kèm theo đó là nổi mụn comedones (đầu đen hoặc trắng) ở vùng mặt và thông thường còn có thể xuất hiện ở cổ, vai, ngực và lưng. Trong các trường hợp bị mụn vừa và nặng, da trở nên ửng đỏ với sự phát triển của các nốt sần gây viêm nhiễm và mụn mủ. Mụn có thể khiến tâm lý căng thẳng, khó chịu kéo dài đồng thời có thể dẫn đến vết thâm (PIH) hoặc để lại sẹo.
Cùng theo dõi Dr.Belter để tiếp tục khám phá những điều ít ai biết về làn da tại: