Trang chủ 3 bước chọn nghề phù hợp nhất với bản thân

Thứ Sáu, 30/10/2020, 5:10

3 bước chọn nghề phù hợp nhất với bản thân

Giữa rất nhiều ngành học khác nhau, nhiều bạn trẻ hoang mang không nắm được thế mạnh của bản thân, không thể tự quyết định nghề nghiệp phù hợp nhất với mình. Hậu quả là thất nghiệp kéo dài hoặc làm trái ngành. Vậy làm sao để không bị rơi vào những tình cảnh đó? Xem ngay 3 bước sau đây:

Trong vài năm trở lại đây, một số ngành nghề mới xuất hiện góp thêm nhiều sự lựa chọn cho giới trẻ trong công cuộc tìm kiếm tương lai. Rất nhiều nghề hot nhưng chưa được phổ biến và chưa được nhiều người biết tới. Vì vậy, nếu bạn muốn nghiêm túc chọn nghề thì dưới đây chính là 3 bước có thể giúp bạn có một quyết định sáng suốt.

Loại bỏ những tư duy sai lầm

Chọn nghề theo “nhãn mác”, theo phong trào mà không biết nghề đó có phù hợp với mình không, chọn nghề theo sự áp đặt hoặc rủ rê của người khác, chọn nghề mà không phù hợp với tính cách, sở thích của mình, chọn nghề mà không quan tâm đến điều kiện gia đình và nhu cầu xã hội. Đó chính là những tư duy chọn nghề vô cùng sai lầm mà bạn cần loại bỏ ngay!

Xác định đam mê, tính cách, điều kiện của bản thân phù hợp với ngành nghề nào

Làm bất cứ nghề gì cũng cần có đam mê mới có thể thành công, và quan trọng hơn hết là vui vẻ mỗi ngày khi sống với nghề đó. Nghề nghiệp sẽ theo mình cả đời, nếu bạn không thực sự yêu thích thì sao bạn có thể làm hết khả năng của mình?
Để xác định bản thân phù hợp với nghề nào, bạn hãy bắt đầu từ sở thích, tính cách và điều kiện của mình, chọn ra những nghề nào thích hợp nhất để nghiên cứu.

Khám phá chân dung về nghề bạn chọn

Bạn hãy tận dụng các cơ hội để làm một số công việc liên quan tới nghề mình lựa chọn, từ đó có thể khám phá ra bản thân mình có phù hợp với nghề đó hay không.
Bạn cũng nên trao đổi với những ai đã thành công trong lĩnh vực bạn sắp chọn, hỏi họ về môi trường làm việc, những thách thức nghề nghiệp, điều kiện phát triển …

Các tiêu chí tìm hiểu:

  • Mục tiêu đào tạo và nội dung đào tạo
  • Nhu cầu thị trường lao động đối với ngành nghề đó.
  • Những phẩm chất và kỹ năng cần thiết
  • Địa chỉ đào tạo
  • Đánh giá hướng phát triển của ngành nghề bạn muốn theo đuổi
  • Học phí, học bổng và bằng cấp
  • Thời gian đào tạo và phương thức đào tạo.
  • Những nơi có thể làm việc sau khi học ngành nghề.
  • Cơ sở vật chất, đội ngũ giảng viên, quá trình đào tạo của nhà trường.
  • Tỷ lệ sinh viên tốt nghiệp ngành đó có việc làm, mức lương sau khi ra trường…

Bạn có thể tìm thấy các thông tin này trên các website, fanpage hoặc thông tin quảng cáo trên mạng.

Cuối cùng, sau khi đã lựa chọn được nghề nghiệp phù hợp với mình. Giờ là lúc bạn hãy đặt ra một mục tiêu cụ thể trong nghề đó, một lộ trình phát triển của bản thân để phấn đấu hết sức mình.

Rate this post
Bài viết liên quan
  Hotline: 090 3223 644